Truy cập nội dung luôn

  Lịch sử phát triển

TRƯỜNG ĐÀO TO CÁN B LÊ HNG PHONG

 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

       Hơn 60 năm qua, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã trải qua một chặng đường lịch sử với nhiều sự kiện quan trọng. Đó là một chặng đường đầy cam go, thử thách nhưng rất đáng tự hào đối với các thế hệ cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức và học viên đã công tác và học tập tại trường về một ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong.

      Ra đời trong những ngày gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Trường Lê Hồng Phong đã lớn lên cùng với sự phát triển của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô qua các thời kỳ. Ngày 19/12/1946, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Cuộc kháng chiến trường chinh mới lại bắt đầu. Những người cộng sản nắm sứ mạng phát động toàn dân kháng chiến đứng lên giành độc lập dân tộc. Trong những ngày tháng gian nan ấy, Hà Nội là trọng điểm của cuộc đấu tranh. Yêu cầu cách mạng đặt ra phải nhanh chóng củng cố tổ chức chính quyền vững mạnh để phát triển phong trào kháng chiến chống Pháp. Trước chủ trương của Đảng chuyển sang giai đoạn tổng phản công, ngày 12/11/1949, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội thông qua “Nghị quyết án”. Nghị quyết đã khẳng định: Trường lấy tên là Trường Lê Hồng Phong, một trường Chính trị duy nhất của Đảng bộ Hà Nội. Các lớp chính trị mở tại các quận hoặc do các Ban, các Đảng, Đoàn, các ngành đều thuộc hệ thống tổ chức của Trường Lê Hồng Phong, theo một kế hoạch tổ chức chung và chịu sự giám sát chung của một Ban Giám đốc do Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ định. Đây là trường chính trị của đảng bộ HN để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ kháng chiến. Ngày 12/11/1949 là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Trường Lê Hồng Phong, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đầu tiên của Thành phố Hà Nội, mang tên một trong những Tổng bí thư đầu tiên của Đảng.  

     Thực hiện chủ trương  của Liên khu ủy, Hội nghị Tỉnh ủy Sơn Tây họp từ ngày 01 đến ngày 07/6/1949  đã quyết định tách Ban Tuyên huấn thành Ban Tuyên truyền và Ban Huấn luyện. Ban có chức năng, nhiệm vụ tổ chức huấn luyện cả chính trị và văn hoá cho cán bộ, đảng viên trong tỉnh vàđược coi là tiền thân đầu tiên của trường Chính trị Hà Tây sau này.  

       Ngay sau ngày thành lập, trong điều kiện cơ sở vật chất chưa có gì, dựa vào địa phương, vào nhân dân và đảng đang hoạt động bí mật, nhưng với nhiệt tình cách mạng và sự chỉ đạo sáng suốt của Thành uỷ Hà Nội, của Tỉnh uỷ Hà Đông, Sơn Tây, những khoá đào tạo, huấn luyện đầu tiên cho cán bộ bộ từ cấp quận, huyện, thị xã trở xuống cơ sở liên tục được mở nhằm kịp thời nâng cao nhận thức về đạo đức mạng, đường lối kháng chiến, trình độ lý luận chính trị, bổ túc văn hoá… cho những cán bộ nòng cốt từ các địa phương của Hà Nội, của tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây. 

       Giai đoạn 1949 - 1954: Công tác ĐTBD cán bộ phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp với các Chương trình huấn luyện với nội dung cơ bản về lý luận Mác-Lênin, đường lối kháng chiến, công tác đảng, công tác mặt trận, nhiệm vụ công tác và phương pháp công tác vùng địch hậu. Chương trình đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao lập trường cách mạng, hiểu được những vấn đề cơ bản đường lối, chính sách của đảng, phương pháp hoạt động ở vùng địch tạm chiếm… nhằm tuyên truyền, cổ vụ, động viên và hướng dẫn quần chúng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.   

        Những lớp cán bộ đầu tiên của trường đã thể hiện được bản lĩnh và trí tuệ của mình để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh. Tất cả đã tôi luyện và hình thành nên phẩm chất của những thế hệ cán bộ trường ĐTCB Lê Hồng Phong, phẩm chất ấy đã được tôi luyện, nuôi dưỡng trong suốt 64 năm qua và luôn là là niềm tự hào chung của tập thể nhà trường. 

            Giai đoạn 1954 - 1975: Trường đã vượt qua những khó khăn của công cuộc cải tạo XHCN và gian khổ, ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ. Hơn 20 năm hoạt động (1954 – 1975), các trường đã mở được hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng, khoá huấn luyện với hơn 31.000 lượt học viên. Theo sự phân công của Đảng, học viên của các trường đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp của Thủ đô, của tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hà Tây; trên các chiến trường và mọi miền của đất nước. Họ đã trưởng thành trong thực tiễn sản xuất và chiến đấu, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc. 

         Thành tích trên đã ghi nhận sự cố gắng to lớn của tập thể lãnh đạo trường, cùng các thế hệ cán bộ, công nhân viên quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chung sức xây dựng nhà trường; sự cố gắng, vượt lên chính bản thân của đa số các đồng chí học viên. Thành tích đó không tách rời sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Trung ương, của Thành uỷ Hà Nội, Tỉnh uỷ Hà Đông và Tỉnh uỷ Sơn Tây, Hà Tây; sự phối hợp của các khu phố, huyện, xã và sự giúp đỡ tận tình của nhân dân các địa phương nơi trường sơ tán luôn luôn tạo những điều kiện thuận lợi để trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

         Giai đoạn 1976 - 7/2008: Trường lại có những đóng góp mới vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Thủ đô, cho tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Tây (Tỉnh Hà Tây và Hoà Bình sáp nhập năm 1975 thành tỉnh Hà Sơn Bình, đến năm 1992 lại tách ra). Tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên các trường đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý, phục vụ nhằm đẩy mạnh rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, tăng cường năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành.

       Trong nhiều năm, các trường đã tập trung nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung, chương trình cho phù hợp với từng đối tượng: cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị và thực tiễn của thủ đô, xác định rõ đối tượng học viên đến trường để bồi dưỡng kiến thức phù hợp theo đúng phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” giúp cho học viên phát huy được kiến thức đã học ở trường. Các lớp học đã có những chuyển biến, bước đầu đáp ứng công cuộc đổi mới ở các địa phương. Cùng với việc giảng dạy và phục vụ học tập, trường đã cử nhiều giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các xã, phường của Thành phố, của tỉnh. Công tác tổ chức của trường cũng dần đi vào ổn định. Các khoa, phòng đã được kiện toàn một bước theo hướng gọn đầu mối. Nhà trường đã tập trung xây dựng, bổ sung các quy chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa các đơn vị...  

      Chính nhờ các hoạt động trên mà Trường Đảng Lê Hồng Phong đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc chuẩn bị hợp nhất các trường của Thành phố, của tỉnh Hà Tây. Ngày 02/10/1993, Trường ĐTCB Lê Hồng Phong được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Đảng Lê Hồng Phong; Trường QLNN Thành phố và Trường đoàn trung cấp Thành phố. Tháng 11/1992, BTV TU ra quyết định thành lập trường Chính trị tỉnh Hà Tây trên cơ sở sáp nhập trường Đảng và trường Hành chính tỉnh. Việc sáp nhập các Trường đã tạo ra bước ngoặt lớn, thay đổi về chất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Thủ đô và của tỉnh Hà Tây. Như vây, từ năm 1949 đến tháng 8/2008, tên trường có những thay đổi và có nhiều trường của Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Sơn Bình, Hà Tây sáp nhập, hợp tách hình thành từ các trường: 

        - Trường tiền thân của trường ĐTCB Lê Hồng Phong (1993- 7/2008) có:

Trường Đảng Lê Hồng Phong (1949 - 1993),

Trường Đoàn Trung cấp Thành phố (1958 - 1993),

Trường Quản lý Nhà nước Thành phố (1987 - 1993).

      - Trường tiền thân của trường Chính trị Hà Tây (1992 - 7/2008) có: 

Trường Đảng tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây (1955 - 1965),

Trường Đảng, Trường Hành chính, Trường Lý luận chính trị hệ tại chức tỉnh Hà Tây (1965 - 1975);

Trường Đảng, Trường Hành chính, Trường Lý luận chính trị hệ tại chức tỉnh Hà Sơn Bình (1975 - 1991).

 Các trường tiền thân nêu trên của trường Lê Hồng Phong và trường Chính trị tỉnh Hà Tây tuy tên gọi khác nhau, chức năng, nhiệm vụ ở mỗi thời kỳ khác nhau nhưng tất cả đều chung nhiệm vụ: huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt và dự nguồn cho hệ thống chính trị, trường là nơi truyền bá và củng cố niềm tin cho đội ngũ cán bộ thủ đô, cán bộ các tỉnh.Sau mỗi lần sáp nhập, đội ngũ giảng viên của các trường đều được tăng cường và điều chỉnh hợp lý nên các trường đã đảm đương được các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở cho toàn Thành phố và các tỉnh. Sức mạnh về cơ sở vật chất, khả năng về chuyên môn và bầu không khí phấn khởi, đoàn kết của tập thể đã tạo nên động lực mới, sức mạnh tổng hợp mới để các trường tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đề ra.   

       Kết quả, hai trường đó mở hàng trăm lớp với nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, đồng thời đó tổ chức thực hiện nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp trường, đề tài cấp tỉnh, Thành phố nghiệm thu đạt kết quả xếp loại xuất sắc. Nhiều đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao. Nhà trường chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng theo chức danh cho các đối tượng là cán bộ chủ chốt của các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền cấp cơ sở của Hà Nội, Hà Tây theo hướng cập nhật kiến thức mới về pháp luật và quản lý nhà nước; tăng cường kỹ năng hoạt động, thực thi các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp đáp ứng đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô và tỉnh Hà Tây trong giai đoạn CNH - HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới.

          Thực hiện nghị quyết 15 của Quốc hội khoá XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội đã được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-UB ngày 02/8/2008 trên cở sở hợp nhất 2 trường là Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (cũ) và Trường Chính trị Tỉnh Hà Tây.

        Trường được xác định là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, có vị trí như một ban, ngành cấp thành phố; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo toàn diện của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của thành ủy Hà Nội và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Nhà trường lại có những đổi thay lớn, công tác cán bộ, sắp xếp bộ máy phải được kiện toàn, nhiệm vụ cũng nặng nề hơn. Và sau hơn 5 năm hợp nhất, có thể tự hào nói rằng mọi thay đổi đó khiến cho Nhà trường trở nên lớn mạnh hơn, trưởng thành hơn.   

     Công tác tổ chức bộ máy: hiện có 5 khoa (Khoa Dân vận, Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Công tác Đảng, Khoa Kinh tế, Khoa Nhà nước – Pháp luật), 3 phòng (Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính và Phòng Quản lý Khoa học, Tư liệu – Thư viện) và 1 trung tâm (Trung tâm Đào tạo Tin học VIESPA). Lãnh đạo chủ chốt trong  nhà trường có Hiệu trưởng, 3 Hiệu phó,  22 đồng chí là trưởng, phó khoa, phòng, trung tâm. Các tổ chức tư vấn  được kiện toàn như Hội đồng Khoa học, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, Hội đồng Lương… Thành lập kịp thời các ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của trường; Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy, …Nhà trường  nhanh chóng xây dựng, sửa đổi, bổ sung ban hành các quy chế, quy định và các văn bản liên quan đến công tác quản lý của trường.   

        Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: Nhà trường tích cực triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoàn thành và vượt kế hoạch mà Thành phố giao hµng n¨m, Nhà trường đã chủ động làm việc với các Ban đảng của Thành ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, một số sở, ngành, quận, huyện, thị ủy để triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thành phố giao. Bên cạnh việc coi trọng và thực hiện từng bước hình thức đào tạo tập trung, Nhà trường còn mở các lớp tại chức tại trường, tại trung tâm BDCT các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị thuộc các sở, ngành nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày một tăng và đa dạng của xã hội. Những lớp học này bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong điều kiện địa giới hành chính của Thành phố được mở rộng như hiện nay. Tuy mở nhiều loại hình lớp, Trường vẫn bảo đảm coi trọng chất lượng. Đội ngũ giảng viên của Trường mới tạo ra sự đồng bộ, bổ sung cho nhau, đã đảm nhiệm hầu hết số bài giảng, kể cả các bài giảng nội dung chương trình mới. Có thể khẳng định việc hợp nhất Trường đã tạo nên sức mạnh để bảo đảm cho nhịp độ mở lớp tăng lên và khả năng tổ chức phục vụ lớp có nhiều tiến bộ phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo đúng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong điều kiện Hà Nội mở rộng địa giới hành chính.    

        Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế: Tiếp tục duy trì và coi trọng nề nếp trong cỏc hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế trong nhiều năm qua. Nhà trường đang triển khai 2 đề tài khoa học cấp Thành phố. Đồng thời, 100% đơn vị trong trường triển khai thực hiện đề tài cấp trường, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học như tổ chức hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề, biên tập và phát hành “Nội san đào tạo cán bộ” 2 số/năm.

         Công tác nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn được Nhà trường và các đơn vị quan tâm, đặt thành chế độ của giảng viên và kế hoạch công tác hàng năm. Nghiên cứu thực tế phục vụ các đề tài, dự án và công tác giảng dạy là một trong những hoạt động thường xuyên đối với giảng viên. Sau khi kết thúc các đợt đi nghiên cứu thực tế, các khoa, phòng, trung tâm đều có báo cáo tổng kết, phát hiện nhiều vấn đề cho việc cải tiến nội dung chương trình giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ để công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường có hiệu quả hơn. Các cuộc đi tham quan, nghiên cứu thực tế bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.  

         Đổi mới công tác lãnh đạo Đảng, Chi bộ: Đảng bộ trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội, trực thuộc Thành uỷ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 184- QĐ/TU ngày 24/9/2008 của Thành uỷ Hà Nội. Tổng số Đảng viên hiện nay của toàn Đảng bộ là 115 đồng chí hiện đang sinh hoạt, học tập và công tác tại 09 chi bộ thuộc Đảng bộ Trường. Nhiệm kỳ 2010 – 2015, Ban chấp hành Đảng bộ Trường gồm 11 đồng chí, Ban thường vụ có 3 đồng chí.  

         Đảng uỷ luôn bám sát các chương trình, kế hoạch công tác của Thành uỷ, chủ động xây dựng các chương trình kế hoạch công tác tháng, quý, năm, tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của nhà trường. Đồng thời, thường xuyên quan tâm, lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Đảng viên, quần chúng, kịp thời giải quyết những đề xuất, kiến nghị của cán bộ, Đảng viên và của các chi bộ. Chính vì vậy, Đảng uỷ và các chi bộ đã lãnh đạo làm tốt công tác tư tưởng, tạo bầu không khí phấn khởi, yên tâm công tác, xây dựng được mối đoàn kết và sự đồng thuận trong nhà trường, luôn duy trì nề nếp sinh hoạt thường kỳ, thực hiện tốt các nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.   

         Đảng uỷ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động và thực hiện tốt vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đảng uỷ đã kịp thời lãnh đạo các tổ chức đoàn thể kiện toàn bộ máy, sắp xếp ổn định tổ chức, duy trì hoạt động và làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên chấp hành tốt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của các đoàn thể và nội quy, quy chế của nhà trường, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 

        Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thành phố giao. Tổng diện tích nhà trường hiện có là 18.330m2. Hệ thống hội trường, phòng họp và phòng tiếp khách, phòng làm việc của cán bộ, giảng viên; phòng học đảm bảo lưu lượng, phòng tư liệu - Thư viện, phòng nghỉ của giảng viên và học viên đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng trước mắt. Được sự quan tâm của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố, Trường đang tiếp tục triển khai xây dựng Giai đoạn I Dự án xây dựng Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội (Cơ sở Hà Đông) tại Thôn Trinh Lương xã Phú Lương, Quận Hà Đông. 

       Với truyền thống xây dựng và trưởng thành, trường ĐTCB Lê Hồng Phong đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 

Huân chương Độc lập Hạng Nhì

Huân chương Độc lập Hạng Ba

Huân chương Lao động Hạng Nhất

Huân chương Lao động Hạng Nhì

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cho tập thể, cá nhân.

 

         Lịch sử trường vừa là sản phẩm, vừa là bước song hành cùng với sự trưởng thành và phát triển của đảng bộ Hà Nội, phản ánh một trong những nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng: công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ - nguồn vốn quý báu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Hàng chục vạn lượt cán bộ từ cấp cơ sở, cấp quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố đã được nâng cao trình độ lý luận chính trị, QLNN và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ. Trong thời gian tới, phát huy truyền thống vẻ vang xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức của Nhà trường sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cho Thủ đô, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế để luôn xứng đáng với tên người chiến sĩ cách mạng yêu nước, anh dũng, trung kiên mà Nhà trường vinh dự mang tên Lê Hồng Phong

  Văn bản Nhà trường

  thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

  Thư viện ảnh