Skip to Content

  Tư liệu thư viện

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI “MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”
Publish date 27/03/2023 | 3:07 AM  | View count: 204

Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hai lĩnh vực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Đây cũng là mối quan hệ cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

      Trên cơ sở làm rõ nội hàm mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa về cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn, nhằm phát huy hiệu quả tích cực của mối quan hệ này phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn chuyên khảo “Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS. Lê Quốc Lý và Ths. Lê Quốc (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) biên soạn.

      Cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, giá trị văn hóa trong hoạt động kinh tế, những nhân tố tác động đến mối quan hệ này, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong thời kỳ đổi mới, về thực trạng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa ở Việt Nam nói chung và nghiên cứu cụ thể ở làng nghề gốm Bát Tràng, về phát triển công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa ở Việt Nam… Từ các vấn đề nghiên cứu, các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển bền vững đối với Việt Nam. Gồm 10 chương:

      Chương I: Điểm lược một số nghiên cứu về kinh tế và văn hóa.

      Chương II: Lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa.

      Chương III: Giá trị văn hóa trong hoạt động kinh tế.

      Chương IV: Chữ tín, niềm tin - một giá trị văn hóa và một nguồn lực vô giá để phát triển đất nước.

      Chương V: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa.

      Chương VI: Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong thời kỳ đổi mới.

      Chương VII: Thực trạng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa ở Việt Nam.

      Chương VIII: Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa – Nghiên cứu trường hợp làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

      Chương IX: Phát triển công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa ở Việt Nam.

      Chương X: Hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển bền vững.

      Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

                   Tin và ảnh: Phan Thị Thu Hiền – Phòng TC,HC,TT,TL

  Văn bản Nhà trường

  thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

  Thư viện ảnh