Skip to Content

  Hội thảo khoa học

HỘI THẢO KHOA HỌC “NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG 2”
Publish date 28/12/2023 | 4:17 AM  | View count: 320

Sáng ngày 27/12/2023, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao kiến thức về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện đối tượng 2”.

      Chủ trì Hội thảo có GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS.TS Phạm Minh Anh - Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội, PGS.TS Hoàng Thị Lan -Viện trưởng Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Dự hội thảo còn có các nhà khoa học, đại diện các bộ, sở, ban ngành và các đồng chí lãnh đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội.

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo

      Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, ngày 26/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”. Đề án ra đời là bước cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, đồng thời là bước quan trọng nhằm hoàn thiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Mục tiêu của Đề án nhằm “Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc”. Trong khuôn khổ Đề án này, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ “chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc đưa vào chương trình lý luận chính trị phần kiến thức thực tiễn về công tác dân tộc. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong việc tổ chức biên soạn tài liệu, bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng”.

      Cùng với chính sách đào tạo, bồi dưỡng, các chính sách tổng thể nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được quan tâm xây dựng và triển khai. Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong Chương trình tổng thể này, chính sách phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một phần không thể thiếu (một trong 10 dự án thành phần của toàn bộ chương trình).

      PGS.TS Lê Văn Lợi khẳng định, trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - những người tham gia hoạch định chính sách và thực thi chính sách về dân tộc có vai trò rất quan trọng. Với mục đích của Hội thảo nhằm tiếp tục thu nhận những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để có cơ sở xây dựng khung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức (đối tượng 2 tại Trung ương và địa phương) theo Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

      Tại Hội thảo, với 10 ý kiến phát biểu trực tiếp, các nhà khoa học, nhà quản lý và các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ các vấn đề: 

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

      Thứ nhất, nghe Báo cáo về tình hình dân tộc, công tác dân tộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội của Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội; báo cáo về tình hình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dân tộc ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội.

       Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức (đối tượng 2 ở Trung ương và địa phương) theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

       Thứ ba, làm rõ mục tiêu, những nội dung cần có trong chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 2 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

       Thứ tư, làm rõ cấu trúc của chương trình bồi dưỡng, những thuận lợi, khó khăn, điều kiện cần có để triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức đạt hiệu quả (Các chuyên đề đã chuyển tới các đồng chí; để sát hợp với tình hình, các địa phương khi mở lớp sẽ lựa chọn các chuyên đề ở phần tự chọn trong 12 chuyên đề tại khung chương trình đối tượng 2 ở địa phương).

       Thứ năm, làm rõ các bước, lộ trình thực hiện và những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình bồi dưỡng trong thực tế.

      PGS.TS Phạm Minh Anh - Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội phát biểu kết luận Hội thảo, Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ vừa có tính cụ thể, chi tiết nhưng vừa có tính liên ngành, liên lĩnh vực, do vậy bên cạnh những nội dung định hướng, các nhà khoa học, nhà quản lý đã trao đổi làm rõ những nội dung liên quan đến công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những kinh nghiệm thực tế mà các nhà khoa học đã tích lũy được trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như trong qua trình thực hiện các nhiệm vụ nhằm giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc của địa phương, đơn vị./.

 

Tin và ảnh: Nguyễn Thị Thanh Hương

 

  Văn bản Nhà trường

  thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

  Thư viện ảnh