LỊCH CÔNG TÁC
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 27/01/2024 - 07/02/2025) (24/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 20/01/2024 - 24/01/2025) (17/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 13/01/2024 - 17/01/2025) (10/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 06/01/2024 - 10/01/2025) (03/01/2025)
- Lịch công tác tuần ( Từ ngày 30/12/2024 - 03/01/2024) (27/12/2024)
- Lịch công tác tuần ( Từ ngày 23/12/2024 - 27/12/2024) (20/12/2024)
Đảng - đoàn thể
Thực hiện kế hoach sinh hoạt chuyên đề năm 2021, ngày 01/9/2021, Chi bộ khoa Nhà nước và Pháp luật tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý III/2021 với chủ đề: “Tìm hiểu lịch sử dân tộc qua di tích Hoàng thành Thăng Long” bằng hình thức trực tuyến.
Dự buổi sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ khoa Nhà nước và Pháp luật có PGS.TS Phạm Minh Anh- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cùng cán bộ, đảng viên của chi bộ. Đồng chí Bùi Thị Phương Liên- Bí thư Chi bộ chủ trì buổi sinh hoạt.
Nội dung buổi sinh hoạt chuyên đề tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: giá trị của di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long; những khó khăn trong bảo tồn di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long; trách nhiệm của đảng viên trong bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ các di tích lịch sử.
Đại biểu và đảng viên chi bộ dự sinh hoạt chuyên đề bằng hình thức trực tuyến.
Các Đảng viên trong Chi bộ đã trao đổi, thảo luận sôi nổi về các nội dung liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt. Trong đó, các ý kiến đều thống nhất nhận thức: Hoàng thành Thăng Long là một trong những di sản văn hóa gắn liền với bề dày lịch sử và truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật:
(1) Là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia,
(2) Là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử,
(3) Có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quốc gia trong mối quan hệ với khu vực và thế giới.
Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các Vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Tuy nhiên hiện nay, việc bảo tồn di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, vướng mắc. Trong đó, khó khăn lớn nhất là diện tích khai quật khu Hoàng thành Thăng Long là rất rộng lớn. Các di tích, cổ vật, di vật của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thường nằm sâu dưới mặt đất từ 2 - 4 m, với điều kiện thời tiết miền Bắc nóng, ẩm, mưa nhiều nên mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng các nhà khảo cổ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong khai quật. Một số lượng lớn di vật đã được đưa lên khỏi hố khai quật, gồm gạch ngói, chân tảng đá đã nhiều năm vẫn được lưu giữ tạm ngoài trời chưa có kho bảo quản. Những di vật này thường xuyên chịu tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên, đã và đang tự xuống cấp nghiêm trọng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử dân tộc và di tích Hoàng thành Thăng Long đặt ra trách nhiệm cho mỗi đảng viên phải luôn bảo vệ, gìn giữ các di sản và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc để lưu truyền mãi mãi cho các thế hệ mai sau. Những việc cụ thể đảng viên, công dân cần làm là: tuyên truyền, quảng bá về các giá trị của di sản đến rộng rãi với công chúng để mọi người cùng tìm hiểu, bảo vệ và nâng cao ý thức tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Bảo vệ, bảo tồn các di vật, cổ vật để hạn chế sự hư hại và tránh mất mát. Đấu tranh với những hành vi xâm hại di tích, cổ vật, xuyên tạc lịch sử, ….
Thông qua sinh hoạt chuyên đề, các Đảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật đều nhận thức sâu sắc rằng: Mỗi di tích chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là vốn văn hóa vô giá do ông cha ta ngày trước dày công tạo dựng, vun đắp và sáng tạo nên, là niềm tự hào chung của dân tộcViệt Nam về bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa của mình. Do đó, việc gìn giữ, tôn tạo và phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa là việc làm mang đậm tính nhân văn, là biểu hiện của sự đền ơn đáp nghĩa, thể hiện truyền thống “uống nước – nhớ nguồn” là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là trách nhiệm của chúng ta với các thế hệ mai sau, bởi đó thực sự là cội nguồn, gốc rễ của văn hóa dân tộc, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tin và ảnh: Lê Phương Linh- Gv khoa Nhà nước và Pháp luật
TIN MỚI NHẬN
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 27/01/2024 - 07/02/2025) (24/01/2025)
- BẾ GIẢNG LỚP TRUNG CẤP LLCT K.15B-24 (TW4) (18/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 20/01/2024 - 24/01/2025) (17/01/2025)
Lịch giảng dạy
Văn bản Nhà trường
thời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |