Truy cập nội dung luôn

  KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ

CHI BỘ LỚP TRUNG CẤP LLCT HỆ TẬP TRUNG K.19A-24 (QUẬN TÂY HỒ) SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG KHÁNG CHIẾN QUẬN TÂY HỒ
Ngày đăng 04/01/2025 | 9:09 AM  | View count: 182

Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung hoạt động công tác Đảng, tăng cường công tác giáo dục truyền thống lịch sử cho các đảng viên, chiều ngày 03/01/2025, Chi bộ Lớp TCLLCT hệ tập trung K.19A-24 (quận Tây Hồ) tổ chức sinh hoạt truyền thống tại di tích lịch sử cách mạng kháng chiến nhà cụ Nguyễn Thị An thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.

        Tham dự buổi sinh hoạt có đồng chí Trần Quang Đạo, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Giám đốc Trung tâm chính trị quận Tây Hồ; đồng chí Phan Lăng, Phó Giám đốc Trung tâm chính trị quận; đồng chí Tăng Thị Thanh Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng đông đủ 50 học viên của lớp TCLLCT hệ tập trung K.19A-24.

Đoàn đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thị An - Nơi Bác Hồ đã sống và làm việc

trước Cách mạng Tháng Tám (1945)

        Đoàn đã đến thăm nhà cụ Nguyễn Thị An tại phường Phú Thượng. Đây là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.

        Tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm việc với các đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau lần đó, gia đình và địa phương còn vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào ngày 24//11/1946. Vào tháng 8/2022, di tích đã được trao Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia. 

        Đoàn được gia đình ông Công Ngọc Dũng, cháu nội cụ Nguyễn Thị An đón tiếp thân tình. Sau khi làm lễ dâng hương, đoàn được nghe những câu chuyện xúc động về Bác tại nhà cụ An do ông Công Ngọc Dũng kể và những hiện vật gia đình còn lưu giữ được. 

Đoàn được ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về lịch sử ngôi nhà

        Với 14 kỷ vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện Người lưu lại đây chính là bằng chứng sinh động về lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9; về tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; về nghệ thuật lãnh đạo của Bác và Đảng; về công tác bảo vệ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc cùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng trong mọi hoàn cảnh dù công khai hay bí mật.

        Buổi sinh hoạt truyền thống tại địa chỉ đỏ nhà cụ Nguyễn Thị An đã giúp các học viên, đảng viên của chi bộ lớp Trung cấp LLCT hệ tập trung K.19A-24 hiểu biết nhiều hơn nữa, tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa lịch sử của các di tích cách mạng, đưa những di tích này thực sự trở thành di sản văn hoá tiêu biểu được mọi người dân, nhất là các bạn trẻ chủ động tìm đến để tham quan, học tập, nghiên cứu lịch sử quê hương, đất nước. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, nâng cao trách nhiệm của mỗi học viên, đảng viên trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của địa phương; góp phần bổ trợ kiến thức cho chương trình Trung cấp lý luận chính trị mà học viên đang theo học./.

 

Tin và ảnh: Tăng Thị Thanh Thu

  Văn bản Nhà trường

  thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

  Thư viện ảnh