LỊCH CÔNG TÁC
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 27/01/2024 - 07/02/2025) (24/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 20/01/2024 - 24/01/2025) (17/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 13/01/2024 - 17/01/2025) (10/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 06/01/2024 - 10/01/2025) (03/01/2025)
- Lịch công tác tuần ( Từ ngày 30/12/2024 - 03/01/2024) (27/12/2024)
- Lịch công tác tuần ( Từ ngày 23/12/2024 - 27/12/2024) (20/12/2024)
Nghiên cứu trao đổi
Th.S Nguyễn Thị Hải Vân - Khoa Lý luận cơ sở
Từ khi dẫn dắt nhân dân ta làm cách mạng, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ tới nay, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức được 3 Hội nghị văn hóa. Mỗi Hội nghị văn hóa đều đã góp phần quan trọng vào những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt là hội nghị văn hóa đầu tiên - Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 1946. Tại Hội nghị này, “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Số phận nhân dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”[1].
Vậy văn hóa là gì? Hồ Chí Minh đã từng đưa ra khái niệm về văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[2]. Với ý nghĩa đó, luận điểm “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Vậy văn hóa Việt Nam đã soi đường cho quốc dân đi như thế nào?
Trước hết, nền văn hóa Việt Nam mà Hồ Chí Minh cùng Đảng ta xây dựng đã soi đường cho quốc dân đi bằng hệ tư tưởng - đây chính là cốt lõi của văn hóa. Hệ tư tưởng nói chung trong văn hóa của giai cấp cầm quyền sẽ định hướng, chi phối quan niệm về giá trị tinh thần, về đạo đức, lối sống và hành vi con người trong xã hội đó. Khi Hồ Chủ tịch phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Người muốn nhấn mạnh đến hệ tư tưởng đang là ánh sáng soi đường cho cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó chính là chủ nghĩa Mác-Lênin. Người luôn coi đây là một phát minh vĩ đại của nhân loại: "Trong khoảng mấy mươi năm nay, chúng ta đã thấy bao nhiêu phát minh mới mẻ…Nhưng phát minh vĩ đại nhất và phát triển nhanh chóng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin"[3]; "Chủ nghĩa Mác-Lênin đã xây dựng lý luận đúng đắn và toàn diện cho cuộc cách mạng dân tộc chống đế quốc"[4]; "Chủ nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng, đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng…"[5].
Người đã sử dụng ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin để soi đường cho quốc dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc khi con đường đó đang bế tắc, loanh quanh như trong đêm tối không có đường ra. Người bắt đầu sự nghiệp soi sáng này từ chủ trương giác ngộ nhân dân, làm cho nhân dân hiểu rõ các quy luật phát triển của xã hội, nhận rõ mục đích đấu tranh và con đường giải phóng, tin chắc vào sự thắng lợi mà kiên quyết tự đứng lên làm cách mạng và xây dựng xã hội mới không có áp bức, bóc lột và tạo ra những điều kiện phát triển toàn diện đối với con người. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nghiệp văn hóa vĩ đại, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng với phát triển và hoàn thiện con người theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai, văn hóa soi đường cho quốc dân đi trên lĩnh vực đạo đức
Đạo đức mà văn hóa soi đường cho quốc dân đi chính là đạo đức cách mạng đã được Hồ Chí Minh dày công rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Và chính Người là tấm gương sáng thực hành đạo đức ấy. Người quan niệm “đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ" [6]. Có được sự dẫn đường của đạo đức cách mạng, dân tộc ta sẽ trở thành một dân tộc văn minh. Người dân Việt Nam sẽ được hướng đến một cuộc sống tốt, hướng đến làm việc tốt, lương thiện, coi trọng nhân phẩm, danh dự, có lương tâm và trách nhiệm. Trong xã hội mà ai cũng có được đạo đức cách mạng thì xã hội ấy mới là xã hội an toàn và tiến bộ cho con người.
Thứ ba, văn hóa soi đường cho quốc dân đi trên lĩnh vực khoa học.
Theo Hồ Chí Minh, “Khoa học là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên...”[7]. Như vậy, khoa học là sự sáng tạo của con người, được đúc kết qua quá trình con người đấu tranh, về mặt xã hội là đấu tranh tự giải phóng mình khỏi sự áp bức, bóc lột, về mặt khoa học kỹ thuật, khoa học là kinh nghiệm mà con người đã rút ra được từ quá trình nghiên cứu, tác động vào thiên nhiên, để bắt thiên nhiên phục vụ cho đời sống của con người. Do đó, khoa học chính là nền tảng tri thức của những lớp người trước để lại cho những lớp người sau, dẫn dắt họ, soi đường cho họ nhận thức, khám phá và có cơ sở để cải tạo thế giới, cải tạo chính bản thân mình, làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn. Vì ý nghĩa quan trọng như vậy, theo Hồ Chí Minh “khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi” [8]. Đó chính là ý nghĩa soi đường của khoa học trong văn hóa đối với quốc dân Việt Nam.
Thứ tư, văn hóa soi đường cho quốc dân trong lĩnh vực pháp luật.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của nhà nước trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại.
Trên cơ sở pháp luật đảm bảo cho xã hội có trật tự kỷ cương, công dân không xâm phạm quyền và lợi ích của nhau; mọi người sống trong xã hội trật tự, kỷ cương, yên tâm sản xuất theo tinh thần của luật pháp và dưới sự hướng dẫn của luật pháp, mọi người được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, pháp luật đúng đắn và có hiệu lực trong thực tế sẽ giúp người dân đảm bảo quyền dân chủ của mình. Mặc dù nhà nước đề ra pháp luật, nhưng nhà nước cũng phải tuân theo pháp luật. Do đó, văn hóa soi đường cho quốc dân đi trên lĩnh vực pháp luật chính là để đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân và xây dựng xã hội văn minh.
Thứ năm, văn hóa soi đường cho quốc dân đi trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đây là “lĩnh vực nhạy cảm và tinh tế nhất của văn hóa, có tác động sâu sắc đến đời sống tâm hồn và tình cảm của con người”[9]. Hồ Chí Minh coi “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”; “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”[10]. Văn hóa nghệ thuật giúp cho đời sống tinh thần của nhân dân trở nên phong phú, năng động và có chiều sâu theo hướng tích cực, nhằm nâng con người tới chân-thiện-mỹ. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn đội ngũ các họa sĩ nhân dịp Triển lãm hội họa năm 1951 rằng “Về sáng tác, thì cần hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”[11].
Thứ năm, văn hóa soi đường cho quốc dân đi trên lĩnh vực giáo dục
“Nói đến văn hóa là nói đến giáo dục, đến sự khai sáng, trí quyển của con người.[12] Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[13]. Do đó, Người luôn quan tâm đến phát triển giáo dục. Trong Thư gửi các học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã viết: “một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”[14].
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã tiếp nối những quan điểm đó của Người, xác định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa, đề ra những chủ trương đúng đắn và phù hợp để phát triển văn hóa. Do đó, nền văn hóa Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ, có những đóng góp tích cực, quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”[15].
Trên tinh thần đó của Đại hội XIII, ngày 24-11-2021, Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”[16].
[1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 4 – Các chuyên đề bổ trợ, Nxb LLCT, H, 2021, tr.194
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t.3, tr.458
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.8, tr. 299
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.11, tr. 169
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.10, tr. 290
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.11, tr. 600
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t.14, tr.96
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t.14, tr.96
[9] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 4 – Các chuyên đề bổ trợ, Nxb LLCT, H, 2021, tr.194
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t.7,tr.246
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t. 7, tr.246
[12] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 4 - Các chuyên đề bổ trợ, Nxb LLCT, H, 2021, tr.194
[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t.4, tr.114
[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011,t.4, tr.34
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.216
[16] Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, dientu@hanoimoi.com.vn
TIN MỚI NHẬN
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 27/01/2024 - 07/02/2025) (24/01/2025)
- BẾ GIẢNG LỚP TRUNG CẤP LLCT K.15B-24 (TW4) (18/01/2025)
- Lịch công tác tuần (Từ ngày 20/01/2024 - 24/01/2025) (17/01/2025)
Lịch giảng dạy
Văn bản Nhà trường
thời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |